Lanciano, thành phố cổ kính của người Frentani(tộc người cổ đại miền trung nước Ý, sinh sống trên vùng bán đảo đông Apennines nguồn wikipedia), trải qua 12 thế kỷ đa trông giứ phép lạ Thánh Thể đầu tiên và vĩ đại nhất của Hội Thánh Công Giáo. Theo những chỉ dẫn được truyền lại từ những biên niên sử khác nhau, chúng ta có điều kiện theo dõi chi tiết câu chuyện về phép Lạ.
Không biết tự bao giờ và vì lý do gì mà người ta thường thấy hình ảnh trái tim để làm biểu tượng cho tình yêu. Những đôi lứa yêu nhau thường vẽ hình trái tim rồi ghi tên mình cận kề trái tim ấy. Còn những ai đang đau khổ trong tình yêu thì diễn tả tâm tư đau buồn của mình dưới dạng một trái có mũi tên đâm qua với những giọt huyết từ từ chảy xuống.
Tháng 6 hằng năm, phụng vụ dành riêng cho việc kính thờ Trái Tim Chúa Giêsu.
Tháng Trái Tim, bầu khí thiêng liêng thổi hơi ấm đạo đức bao phủ các cộng đoàn giáo xứ. Một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa Giêsu, giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời.
Tấm lòng người Công giáo Việt Nam đối với Thánh Tâm đúng là tâm tình đạo đức nhiệt thành như là cách đáp trả lòng thương xót đặc biệt của Chúa.
Lạy Ðức Chúa Giêsu rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dể duôi. Nay chúng con sấp mình xuống trước bàn thờ Chúa hết lòng thờ phượng cung kính, cho được đền vì những sự vô ơn bất nghĩa khắp thiên hạ hằng làm sỉ nhục Trái Tim Chúa hay thương dường ấy.
Song le chúng con nhớ lại, xưa nay, chúng con cũng đã lỗi nghĩa cùng Chúa như vậy, thì chúng con hết lòng ăn năn đau đớn, xin Chúa thương xót tha thứ.
Khi Ðức Giêsu vào thành Caphanaum, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài van: “Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm”. Người nói: “Chính tôi sẽ đến chữa nó”. Viên đại đội trưởng đáp: “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh. Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: “Ði” là nó đi, bảo người kia “Ðến” là nó đến, và bảo người nô lệ tôi : “Làm cái này”, là nó làm”.
Sau đó, Ðức Giêsu đi đến thành kia gọi là Nain, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. Khi Ðức Giêsu đến gần cửa thành, thì kìa người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà góa. Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa”. Rồi người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Ðức Giêsu nói: “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy”. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Ðức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ.
Phúc Thay Ai Hiền Lành Vì Họ Sẽ Ðược Ðất Hứa Làm Gia Nghiệp.
Matthêu. 11, 28-30.
Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng cho. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng, vì ách tôi êm ái, gánh tôi nhẹ nhàng.
Ðức Giêsu vừa lên đường, thì một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Ðức Giêsu đáp: “Sao anh gọi tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Hẳn anh biết các điều răn: chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ”.
Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Ðấng đã sai Thầy.
Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Ðấng đã sai tôi. Mà ý của Ðấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.
Vào lúc ấy, Ðức Giêsu cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, Lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi, và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho”.
Thánh Tâm Chúa Giêsu diễn tả tột đỉnh tình yêu và lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa đối với con người. Nó là suối nguồn ơn cứu độ cho toàn thế giới. Chúng ta hãy học biết sống khiêm nhường và thương xót đối với tha nhân.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 80.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin chung với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 9-6-2013.
Khi người phụ nữ Samaria thấy Ðức Giêsu biết được những điều riêng tư của mình, chị thưa: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ… Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này, còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa”. Ðức Giêsu phán:
“Này chị, hãy tin tôi, đã đến giờ các người sẽ thợ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Các người thờ Ðấng các người không biết, còn chúng tôi thờ Ðấng chúng tôi biết, vì ơn cúu độ phát xuất từ dân Do thái.
Ở đấy có giếng của ông Giacóp. Người đi đường mệt mỏi, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.
Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước. Ðức Giêsu nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống”, các môn đệ của Người đã vào thành để mua thức ăn. Người phụ nữ Samari liền nói: “ Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?”. Quả thế, người Do thái không được giao tiếp với người Samari. Chúa Giêsu trả lời.